Tuyệt diệt... tùng La hán
Trên những cánh rừng già, những cây tùng la hán được
"đánh dấu sở hữu" sẵn, được ra tay đẽo gọt để uốn thế ngay từ nhỏ từ
khi còn rất mỏng manh... một cách thiếu kỹ thuật từ từ héo rũ ra mà chết...
Trong sân nhà người dân, những cây tùng La hán được đánh về nhưng không kịp hay
không vận chuyển được về đất liền... cũng từ từ báo tử... Cô Tô con không còn một
bóng tùng La hán!
Những cây tùng La hán hiếm hoi còn sót lại trên huyện đảo Cô
Tô.
Tùng La hán lá nhỏ, tuyệt phẩm cổ thụ hiếm hoi chỉ phân bố
vài nơi tại Việt Nam trên độ cao trung bình từ 800 đến 1.200m... Ít có ai ngờ lại
đột nhiên xuất hiện ở huyện đảo Cô Tô. Ngay lập tức, thứ cổ thụ "độc
quý" đứng trên cả tứ quý sanh - si - đa - đề được dân chơi cây cảnh săn
lùng quyết liệt.
Hàng trăm ngàn gốc cây tùng La hán dù là lớn hay nhỏ âm thầm
rời khỏi những đỉnh núi cao sừng sững giữa biển cả, chìm xuống đáy biển sâu
trong những chuyến đi lậu bị truy bắt, thối rễ trong những vườn ươm ngược thổ
nhưỡng, phiêu bạt tại những vùng đất xa lạ... Một chi, một họ hiếm hoi, thậm
chí kỳ lạ trong phả hệ tùng La hán lá nhỏ Việt Nam đang đứng bên bờ tuyệt diệt!
"Độc quý" đệ nhất tùng La hán
Chẳng biết tự khi nào, cái danh tự tùng La hán xuất hiện
trong làng chơi cây cảnh Việt Nam. Ngay cả đến những bậc lão làng thành danh
trong làng chơi cây cảnh ở Hà thành, tỉ như cụ Lê Mẫn với nghệ danh "Mẫn
La hán" cũng không rõ được xuất xứ của cái tên này.
Theo như lời kể của cụ Mẫn, một cái tên khác vẫn được dùng để
gọi tùng La hán: Thông tre! Cái tên này dân dã hơn, lấy luôn hình dáng lá của
tùng La hán hao hao lá tre để gọi tên.
Nhưng dù ở dưới cái tên nào, thứ cây tùng la hán thượng phẩm,
loại cây được coi là cao cấp – cao quý nhất trong dòng bonsai và cây thế này luôn
hút hồn người chơi cầu kỳ và kỹ tính bởi nhiều yếu tố thẩm mỹ được ông trời ưu
ái đem tích hợp vào một: rễ uẩn súc sương kính, thân trầm ổn vững chãi như núi,
cành hiên ngang mà ưu nhã, lá khi nở búp xòe ra như những cánh hoa tao nhã mà
khỏe khoắn, bất biến một màu xanh vĩnh cửu...
Nhưng điều quan trọng nhất để ý nghĩa cây tùng La hán lá nhỏ vững vàng ở
ngôi thượng phẩm là người chơi cây phải có được sự cầu kỳ, đam mê và nhẫn nại hết
mức.
Hiếm có một thứ cây bonsai nào ưa sự phóng khoáng đến mức mà
hễ cứ đụng dao kéo vào là ngay lập tức trở tính, phát triển hết sức chậm chạm,
thậm chí ngừng phát triển , ngừng lớn luôn như những cây tùng La hán.
Hiếm có thứ cây nào mà chỉ cần động rễ một chút là cầm như
ném một đống tiền xuống sông xuống bể. Cũng hiếm có thứ đại thụ nào mà hễ đưa
vào thế là phải kiên nhẫn tới 10 năm mới có được một thế cây chơi tạm được.
Lấy một phép so sánh khiên cưỡng, ngay cả đến tứ quý sanh -
si - đa - đề nếu mát tay, sau 3-4 năm đưa vào thế là đã có cây đẹp để thưởng
trà, thì với tùng La hán, quãng thời gian ấy phải đem nhân gấp 3 lần lên nữa, tức
là thêm chừng hơn ba ngàn ngày dày công chăm sóc và chăm chút hết mực.
Ấy thế nên, như có một thứ chuẩn vô hình, nhà ai có trong vườn
thấp thoáng dăm bóng tùng La hán, kể cũng được coi là người sành chơi vậy.
Sang trọng thế, tao nhã thế, uẩn súc thế, cho nên tùng La
hán cũng tạo ra nhiều tín đồ mà sự cuồng si kể cũng được coi là khác người.
Vào cuối những năm 80 của thế kỷ trước, cụ "Mẫn La
hán" đã có lúc khiến cho giới chơi cây lên ruột khi xuống đất Nam Điền
(Nam Định) rinh về hàng xe ôtô tùng La hán đã thành thế đăng đối với giá từ 2 đến
5 chỉ vàng một cây, rồi đem phạt sạch phần ngọn mà dựng thế mới.
Nhận xét
Đăng nhận xét